tailieunhanh - Tiểu luận môn Kinh tế vĩ quốc tế 2: Vận dụng mô hình trọng lực phân tích hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam giai đoạn 2000-2020

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm ra các nhân tố có tác động đến hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam, đánh giá tiềm năng xuất khẩu trên từng thị trường khác nhau. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực, đánh giá tác động dựa trên dữ liệu được thu thập từ 20 quốc gia chiếm tỷ trọng lớn trong thị phần xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2020. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ - TIỂU LUẬN KINH TẾ QUỐC TẾ 2 VẬN DỤNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 2020 Giáo viên hướng dẫn PGS. TS. Từ Thúy Anh TS. Chu Thị Mai Phương Nhóm 16 Lớp KTE316 2324-2 STT Sinh viên Mã sinh viên Đóng góp 12 Lê Thị Chung 2214410026 20 30 Trương Ngọc Hiệp 2214410064 20 46 Vũ An Khang 2214410086 20 81 Nguyễn Thị Hồng Thắm 2215410175 20 88 Nguyễn Đức Việt 2214410200 20 HÀ NỘI tháng 03 năm 2024 VẬN DỤNG MÔ HÌNH TRỌNG LỰC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 2020 Vũ An Khang1 Trương Ngọc Hiệp Nguyễn Đức Việt Nguyễn Thị Hồng Thắm Lê Thị Chung Tóm tắt Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm ra các nhân tố có tác động đến hiệu quả xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam đánh giá tiềm năng xuất khẩu trên từng thị trường khác nhau. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình trọng lực đánh giá tác động dựa trên dữ liệu được thu thập từ 20 quốc gia chiếm tỷ trọng lớn trong thị phần xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2020. Từ kết quả nghiên cứu một số đề xuất về giải pháp được đưa ra nhằm ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này vào thị trường thế giới trong tương lai. 1. Đặt vấn đề. Ngành dệt may là một ngành công nghiệp mũi nhọn hàng đầu của Việt Nam cung cấp việc làm cho hàng triệu người dân. Hiện tại ngành dệt may cùng với dầu thô đang trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và đạt kim ngạch lớn nhất. Trong đó ngành may mặc chiếm tỷ trọng về doanh thu cao nhất trong ngành dệt may đây là ngành có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai đặc biệt là khi nhu cầu của thị trường quốc tế về sản phẩm may mặc ngày càng tăng lên. Việt Nam là quốc gia có lượng lao động lớn với chi phí rẻ và kỹ năng về công nghệ may tốt. Hơn nữa Việt Nam ngày càng trở nên năng động hơn trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu như tham gia vào các Hiệp định thương mai tự do các Hiệp định bảo hộ đầu tư đã

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.